Cách chữa chạy cho cuộc sống mòn (Tuấn Khanh)
“…Câu chuyện Tỉnh đoàn Thanh Hoá hớn hở chớp thời cơ “động viên” cô bé 16 tuổi vừa phạm sai lầm trong đời mình – kiểu đánh đu theo dư luận – diễn tả cho thấy sự tuyệt vọng của tổ chức này…”
“…Câu chuyện Tỉnh đoàn Thanh Hoá hớn hở chớp thời cơ “động viên” cô bé 16 tuổi vừa phạm sai lầm trong đời mình – kiểu đánh đu theo dư luận – diễn tả cho thấy sự tuyệt vọng của tổ chức này…”
“…Gia đình thường không dân chủ, vì cha mẹ quyết định hết trong khi trẻ chả được nêu ý kiến gì... Trẻ cần được hiểu rằng: chuyện quốc gia cũng sát sườn với mỗi người như chuyện trong gia đình vậy…”
“…Dù sao, việc công nhận quyền sở hữu cá nhân sẽ ràng buộc phải có một mạng lưới bảo vệ lớn hơn đối với các doanh nhân tư nhân và các nhà đầu tư ngoại quốc..”
“…Thân nhân của các TNLT có thể yếu năng lực, thiếu kinh nghiệm vận động, nhưng lại có tư thế hơn hết để lên tiếng với quốc tế và có động lực hơn hết để dấn thân trường kỳ cho người thân ở trong tù…”
”...những lời kêu gọi yêu thương, chia sẻ và góp sức cho chính quyền xây dựng đất nước… sẽ luôn chỉ là phần biếm họa của sách giáo khoa lịch sử, về triều đại hợp pháp của cái ác...”
“…chúng tôi muốn nói với chính mình, với bạn bè, với người nông dân… Và nói với nhau. Khi lòng tham và sự độc ác hồn nhiên vẫn còn tiếng nói tập thể, thì tính mạng đồng loại vẫn luôn bị tước đoạt…”
“…Như vậy có thể thấy, việc thiện hay ác của một người được quyết định phần lớn bởi hoàn cảnh sống và việc được giáo dục đến đâu…”
“…Đang có luồng dư luận liên kết vụ “ngã cầu thang bộ” này với vụ Công an TP Hà Nội phá đường dây chuyển gần 30.000 tỉ ra nước ngoài, được công khai gần 2 ngày trước...”
‘…Ông Phước là người bị hại đã không được bồi thường còn bị lãnh án thay cho kẻ tội phạm. Nền tư pháp không còn linh hồn công lí đã chết rồi còn đâu mà thức tỉnh, ông Phước ơi!...'
”...Những khái niệm tin tưởng, trung thành, đồng chí, anh em chỉ có giá trị khi chiếc ghế quyền lực còn vững chắc, một khi chiếc ghế quyền lực lung lay, kẻ xử bắn không phải ai xa lạ mà chính là những kẻ xưa nay vẫn tỏ vẻ trung thành với mình...”
“…Bất luận thành phần ra đi là ai và đi bằng cách gì, hiện tượng rời bỏ quê hương, “chết cũng đi”, chưa hề dừng lại sau gần nửa thế kỷ “đất nước thống nhất”, cho thấy một điều không thể phủ nhận: chính quyền đang cai trị là một chính quyền thất bại…”
“…Sự yếu kém của ĐCS giáng hậu quả lên đầu dân, sự ngu dốt của họ cũng giáng hậu quả lên đầu dân, sự khốn nạn của họ cũng giáng hậu quả lên đầu dân kinh khủng hơn. Vậy thì tôi quay lại đây làm gì?...”
‘…Giở xem con đường quan lộ của ẻm mà khiếp, nó nhanh tới mức mà các loại bằng cấp giấy tờ phải chạy sau các quyết định thăng cấp với tốc độ ánh sáng mới kịp để lấp cho đầy đủ "đúng quy trình". Hỏi tụi nó, ẻm là "điếu anh nào đang hút", tụi nó cười đểu, bẩu "đéo phải điếu bất thành quan"...’
Thuật ngữ "cái điếu Ủy ban" ra đời từ mẩu chuyện cực ngắn của nhà văn Phạm Việt Long kể về cái bầu của cô Tõn, thư ký ủy ban. Cô Tõn ví mình như "cái điếu của Ủy ban, để ở chỗ đông người, ai muốn hút thì hút".
Nhưng ở đời muôn sự của chung, của chung ai khéo vẫy vùng thành riêng. Trong số các cô thuộc loại "điếu ủy ban", có cô số đỏ, lọt mắt xanh anh lãnh đạo lớn, vậy là được cất nhắc để anh lớn "hút riêng", đéo cho thằng nào hút chung hết.
Cuộc đời của các cô Tõn từ đó sang trang, thậm chí nếu thuận giò xuôi bướm, à lộn, thuận buồm xuôi gió thì chẳng mấy chốc từ thân phận "điếu ủy ban" leo tót lên tới chủ tịch, bí thư tỉnh, thậm chí chễm chệ 1 ghế cuốc hội hay tứ trụ, là thường. Bởi thói thường, thuốc ngon điếu ngọt chẳng ai nỡ hút một mình. Anh lớn đem điếu về hút riêng thì lại chợt nhớ tới anh lớn hơn, bèn đem điếu dâng lên để "mời anh xơi".
Chẳng vậy mà bây giờ, mỗi lần TV chiếu cảnh họp cuốc hội hay đại hội đảng, thấy rất nhiều "cán bộ nguồn" là nữ trẻ trung xinh đẹp. Dân hiểu chuyện rít hết điếu thuốc lào, quăng điếu cái xạch, phán chắc nịch 'điếu ủy ban cả đấy, tài cán đéo gì".
Điếu ủy ban leo lên tới phận "phụ mẫu chi dân" rất dễ nhận biết. Đặc điểm dễ thấy là trẻ đẹp rạng ngời, thứ đến là nhìn rất gợi tình, thứ nữa là hay phát biểu những câu rất tào lao kiểu "anh đã cống hiến gì cho tổ cuốc chưa mà đòi hỏi này nọ...", hoặc thở thôi đã thối kiểu "con lãnh đạo lại làm lãnh đạo là hồng phúc dân tộc"... đại lọai vậy.
Sở dĩ tôi lan man chuyện "điếu ủy ban" vì hồi chiều này đọc báo thấy em chánh án TANDTC tỉnh Bình Phước họp báo vụ bị can Lương Hữu Phước nhảy lầu tự vẫn tại tòa án, nhìn ngon vãi ke. Điện hỏi mấy đứa bạn ở Bình Phước, nó bảo ẻm là diện "cán bộ nguồn", tương lai chẳng thua chi chị Ngân đù. Giở xem con đường quan lộ của ẻm mà khiếp, nó nhanh tới mức mà các loại bằng cấp giấy tờ phải chạy sau các quyết định thăng cấp với tốc độ ánh sáng mới kịp để lấp cho đầy đủ "đúng quy trình". Hỏi tụi nó, ẻm là "điếu anh nào đang hút", tụi nó cười đểu, bẩu "đéo phải điếu bất thành quan", hehe.
P/s: vụ bị can Lương Hữu Phước nhảy lầu tự vẫn với hy vọng "đánh thức nền tư pháp tỉnh Bình Phước" quả thực vừa bi vừa hài. Ngay cả khi vụ án của anh được lật lại, anh được trả lại danh dự thì ngành tư pháp tỉnh anh vẫn ngủ, bởi vì nếu nó thức thì thức với ai, khi mà nền tư pháp cả nước còn đang bận ngủ.
Phải chi trước khi chết anh kéo luôn cái thằng công an mà anh tố nó đòi tiền để thay đổi biên bản hiện trường vụ án, hay thằng cò chạy án nằm trong ngành tòa án, thì may ra còn thức tỉnh một vài kẻ chuyên rỉa xác chết giật mình tỉnh giấc. Đằng này... thôi thì R.I.P anh.
- nguồn fb Lan Mai –
“…Cái đói của hôm nay khác nhiều so với cái đói của thập niên 1980 mà nhạc sĩ Trần Tiến nhắc đến. Hôm nay, cái đói bị bỏ quên, bị ai đó cố tình tẩy xóa bằng đủ thứ ngôn ngữ, hình ảnh phô trương trên mặt báo, trên loa phát thanh, trên truyền hình khắp cả nước….”
”...Dân mình vì quá sùng bái HCM, nên họ làm thế, dân VN nghĩ nước mắm Chinsu được pha từ nước ướp xác chết của Cụ đã mấy chục năm... sẽ "đặc biệt" hơn, sẽ "lên tiên" luôn...”
“…những bài báo phân tích ở nhiều khía cạnh khác nhau trong vụ án của các nhà báo có lương tâm và trách nhiệm trước thời cuộc ở trong nước cũng như quốc tế để chứng minh sự thật rõ ràng Phạm Chí Dũng và hai thành viên của Hội Nhà Báo Độc Lập không thể chống nhà nước Việt Nam như quy kết của cơ quan tố tụng, mà sự thật đang bảo vệ nhà nước Việt Nam…”
Phạm Chí Dũng, ngoài cùng, bên phải trong ngày thành lập hội Nhà Báo Độc Lập. Sài Gòn . 4.7.2014
LỜI DẪN:Bài viết của bà Xuân Minh, người Mẹ Phạm Chí Dũng, Chủ tịch hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam vừa bị nhà nước độc tài cộng sản tuyên án 15 năm tù.
Câu chữ không nhiều. Lời lẽ điềm tĩnh, nhẹ nhàng mà lẫm liệt chí khí anh hùng. Người Mẹ Phạm Chí Dũng thực sự là Người Mẹ Việt Nam Anh Hùng. Người Mẹ Anh Hùng nhìn nhận nhà nước cộng sản thật xác đáng: Trong mỗi giai đoạn cách mạng ở Việt Nam đều có sự trả giá. Song dưới sự cầm quyền và độc quyền của đảng CSVN, cái giá phải trả cho dân tộc VN quá đắt. Dù ở bất kỳ giai đoạn cách mạng nào và cái giá đó không chỉ riêng gia đình Phạm Chí Dũng phải trả!
Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thuỵ là linh hồn của VNTB (Việt Nam Thời Báo) lo phần hồn, phần quan điểm chính trị của VNTB thì Lê Hữu Minh Tuấn lo phần thể xác, phần lên trang, định vị hình hài, kĩ thuật công nghệ thông tin của VNTB. Nhà nước cộng sản Việt Nam bắt Chí Dũng, Tường Thuỵ là bắt linh hồn VNTB và bắt Minh Tuấn là bắt phần vật chất, thể xác VNTB.
Nhưng, như thủ lĩnh khởi nghĩa chống Pháp thế kỉ 19 Nguyễn Trung Trực đã chỉ ra một sự thật: Bao giờ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam chống Pháp. Ngày nay trong thể chế độc tàI cộng sản, người Dân mất quyền con người, quyền làm chủ đất nước, sự thật đó là: Bao giờ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam chống độc tài cộng sản phản dân hại nước.
*****
Với gia đình mình, đây là cái Tết thứ hai thiếu vắng con trong cuộc sum họp, đoàn viên gia đình. Ba Mẹ, các em, vợ, con của con buồn, đau tê tái khi nghĩ đến con trong hoàn cảnh nghiệt ngã hiện tại.
Với lương tâm và trách nhiệm của một công dân, một trí thức, muốn thể hiện chính kiến của mình một cách công khai, minh bạch với thái độ ôn hòa, xây dựng nhằm phản biện, góp ý với chính quyền về một số quyết sách đang gây bức xúc trong xã hội. Hầu hết các bài báo đăng công khai được dư luận trong và ngoài nước đánh giá là thực tâm, thiện trí mang tính xây dựng với mong muốn xã hội ngày một tiến bộ. Đồng thời đó cũng là quyền tự do biểu đạt, quyền công dân về chính trị nằm trong quyền Hiến định của Nhà nước Việt Nam.
Vậy mà phía cơ quan Tố tụng đã cáo buộc công dân Phạm Chí Dũng là tác giả của 25 bài báo có nội dung “Tuyên truyền, xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân, xâm phạm uy tín đảng CSVN” theo giám định của sở Thông tin và Truyền thông TPHCM một cách mơ hồ, tùy tiện theo kiểu luật rừng đối với sinh mạng của một con người để đi đến quy kết: chống phá Nhà nước XHCNVN, rồi đưa ra những hình phạt nặng nề, vô lý nhằm cảnh tỉnh, răn đe.
Một chế độ lấy pháp quyền và dân chủ làm nền tảng thì việc công dân hay tổ chức có những ý kiến trái chiều hoặc chưa thống nhất với chủ trương của chính quyền cũng là chuyện bình thường. Nếu đúng là một chính quyền của dân, vì dân như các vị vẫn rao giảng thì hãy tổ chức đối thoại (như hứa hẹn của ngành Tuyên giáo) với dân để làm sáng tỏ, vì mục đích cuối cùng cũng là để phục vụ cho dân. Đó mới chứng tỏ một chính quyền mạnh, trong sáng, thực sự lấy dân làm gốc. Tổng thống Obama của nước Mỹ khi đến Việt Nam đã từng nói với những người lãnh đạo Việt Nam rằng: “Bản thân tôi và nước Mỹ bị chỉ trích hoài, chính vì thế mà nước Mỹ mới mạnh”!
Một Nhà nước muốn mạnh phải biết lắng nghe và trân quý những ý kiến đóng góp của người dân, đặc biệt của giới trí thức, là tầng lớp luôn có trách nhiệm đánh thức không để xã hội ngủ quên. Vì vậy cần chấm dứt tình trạng điều hành một xã hội, một đất nước với những bộ não “thủ công” ở giữa thế kỷ 21 này đã quá lỗi thời như cái gì không quản lý được thì cấm, đối tượng nào trái ý, không thuyết phục được thì đe dọa, dùng vũ lực, tù đày và các chiêu trò thiếu chính danh của một chính quyền thiếu tầm và không có tâm.
Điển hình là các vụ án gần đây như Đồng Tâm, Thủ Thiêm, vườn rau Lộc Hưng… đã bị cả trong nước và thế giới lên án mạnh mẽ, cũng như gây nên những làn sóng căng thẳng, bức xúc trong xã hội Việt Nam hôm nay.
Đứng trước hiện trạng đó, những người có lương tâm và trách nhiệm với dân với nước không thể khoanh tay đứng nhìn cảnh bà con, cô bác mình bị hành hạ, cướp bóc, thậm chí đưa đến những cái chết oan uổng, bí hiểm, dã man, độc ác hơn cả thời kỳ trung cổ như mọi người đã nghe, đã thấy, thật khủng khiếp!
Phạm Chí Dũng đến thăm gia đình và thắp hương tưởng niệm Liệt sĩ Hoàng Sa, Thiếu tá Hải quân Việt Nam Cộng Hoà Nguyễn Thành Trí
Phạm Chí Dũng rất hiểu tầm quan trọng cũng như sự nguy hiểm của công việc mình đang làm sẽ dẫn tới hậu quả nào. Đã có lúc gần như muốn năn nỉ, ủy thác cho mẹ của mình “Nếu như con có gặp sự cố nào đó, mẹ hãy lo ba con (đã 90 tuổi)” trong khi mẹ của mình cũng đã 80 tuổi rồi. Và anh ấy đã mua tặng mẹ của mình một bức tranh với một con thuyền nhỏ đang bập bềnh, nhào lộn trước sóng gió của biển cả, treo ngay trên đầu giường của mẹ trước thời điểm “bị tóm” không lâu.
Cái tên Phạm Chí Dũng được đặt khi sinh ra đã chứng tỏ và xuyên suốt cả cuộc đời của Phạm Chí Dũng và chắc chắn sẽ không thể nào khác được!
Trong cuộc sống hàng ngày, hai mẹ con vẫn thường trao đổi và nhận định: trong mỗi giai đoạn cách mạng ở Việt Nam đều có sự trả giá. Song dưới sự cầm quyền và độc quyền của đảng CSVN, cái giá phải trả cho dân tộc VN quá đắt. Dù ở bất kỳ giai đoạn cách mạng nào và cái giá đó không chỉ riêng gia đình Phạm Chí Dũng phải trả!
Trong tâm trạng của một người mẹ có con bị tù đày “tay đứt ruột xót”, gia đình rất đau buốt, nhất là những ngày năm hết Tết đến, sự thiếu vắng, đoàn tụ gia đình thật tẻ lạnh, xót xa.
Song ở một khía cạnh lớn hơn, gia đình phải bằng mọi cách vượt lên mọi hoàn cảnh và thấy hãnh diện, tự hào. Vì con mình đang vì nghĩa cả.
Nếu như Phạm Chí Dũng bị tù đày vì tội ăn cướp của dân như một số quan tham đang làm vẩn đục và sự khinh bỉ của cả xã hội thì chắc chắn gia đình sẽ không dám
...“…Đã, đang và sẽ có hàng vạn vụ Thủ Thiêm khác diễn ra ở khắp mảnh đất hình chữ S này. Tất cả chỉ vì cái việc xác định “đất đai thuộc sở hữu toàn dân”, và bị những kẻ đại diện cho “quyền sở hữu đó” ăn cướp để chia chác và bán cho những nhóm lợi ích…”
“…Nhìn chung ta thấy các lãnh đạo CSBV cho con cái du học, hoặc làm chức lớn béo bở để tiếp tục cái nghề ăn trên ngồi chốc như họ. Giới lãnh đạo BV đẩy con cái bần cố nông vào tử địa hàng loạt hết đợt này đến đợt khác...”
“…Cuộc chiến từ cái lò ông Trọng, nóng đến mức khiến dân tình nhiều khi quên mất… Formosa. Khi cái lò ông Trọng bắt đầu nguội lạnh, thì hơi nóng từ cái lò Formosa đã trở lại…”
“…Tôi thì e rằng “khái niệm nhân ái” hoàn toàn (và tuyệt đối) không phù hợp với chế độ hiện hành, bất kể vào thời bình hay thời chiến, và tự hỏi: liệu sự tàn bạo của của những người cộng sản Việt Nam có mang lại “hiệu quả” mà họ mong muốn hay không?..”