Một bài báo viết về một tờ báo ! (Nguyên Tống)
‘…Ông Mác đã lường trước là giai cấp tư sản không hiểu đúng từ này, nhưng có lẽ ông không ngờ giai cấp vô sản tại VN cũng hiểu sai toét...!
‘…Ông Mác đã lường trước là giai cấp tư sản không hiểu đúng từ này, nhưng có lẽ ông không ngờ giai cấp vô sản tại VN cũng hiểu sai toét...!
”...Đây là một trong những quyển văn học sử công phu, khoa học và xứng đáng nhất của nền văn chương Việt Nam. Có thể nói vào thời điểm này, Tiến Sĩ Trần Bích San là nhà văn học sử duy nhất của người Việt quốc gia cũng như của văn học hải ngoại...”
”...Bây giờ nó là cuốn sách văn của bọ Lập, nhà văn Nguyễn Quang Lập, nhưng tôi tin chắc nay mai nó sẽ thành một phần cuốn sử xứ này, trong cái chương về cải cách ruộng đất. Và có lẽ, cần phải thêm nhiều cuốn như thế nữa, nhất là khi độ lùi của lịch sử càng ngày càng xa...”
“…Nếu tiếp tục theo đuổi đường lối hiện tại, thì sau mỗi lần vấp ngã, nhân dân Trung Quốc sẽ ngày càng có nhận thức tiêu cực về khả năng lãnh đạo của ông ta…”
“…Nếu có anh công an, an ninh nào hỏi bạn về cuốn sách, hãy nói với họ rằng đó là sách do tôi viết, và tôi sẵn sàng trao đổi với họ trên tư cách tác giả với độc giả. Tác giả không sợ thì các bạn chẳng có gì phải ngại cả…”
… Thì xin hãy đọc cuốn sách này, “Chính trị bình dân”.
Ngay từ khi mới tham gia phong trào dân chủ, tôi đã có mong mỏi là phải làm sao để xóa bỏ được sự thiếu hụt kiến thức của mình, phải làm sao hiểu được chính trị học căn bản. Sau khi may mắn nắm được một số kiến thức sơ đẳng, tôi lại cảm thấy bị thôi thúc phải chia sẻ chúng với mọi người, nhất là những người trẻ tham gia hoạt động xã hội, đấu tranh vì dân chủ-nhân quyền cho Việt Nam. Họ mới chính là tài sản quý nhất của đất nước; tương lai Việt Nam nằm trong tay họ.
Với tất cả những niềm mong mỏi, tôi viết cuốn sách “Chính trị bình dân”, 502 trang này. Đây không phải là một công trình nghiên cứu mang tính chất hàn lâm, học thuật, cũng không phải một tác phẩm nghệ thuật với những sáng tạo và thử nghiệm. Tôi cố gắng để nó là một cuốn sách nhập môn, đem lại cho bạn đọc những kiến thức cực kỳ căn bản về chính trị (tất nhiên là cũng xen kẽ một vài kiến thức sâu hơn mức căn bản). Quan trọng hơn, tôi cố gắng để làm cho nó dễ hiểu và thú vị nhất, để góp phần đánh tan cái định kiến tai hại “chính trị là xấu xa, thủ đoạn” ở bạn đọc Việt Nam.
Nếu có gì phải nói thêm về hoàn cảnh ra đời cuốn sách thì, tôi đã viết nó trong những ngày bị canh chặt ở Hà Nội, đến mức không thể đi đâu, làm gì được, và luôn cảm thấy khó thở - nghĩa đen. Có những ngày trước cửa nhà tôi luôn đầy những thanh niên bịt mặt đứng, ngồi vạ vật, ánh mắt nhìn tôi không chút thân thiện. Ở một nơi khác, sếp của họ, ngồi phòng lạnh, đang chỉ đạo họ theo dõi “đối tượng” chặt chẽ, nghiên cứu thói quen, lịch làm việc hàng ngày, đường đi lối lại vào nhà và cách bài trí đồ đạc trong nhà…
Đã có những ngày mà, nếu không có cây đàn guitar luôn đặt ở bên, có lẽ tôi đã phát điên, ít nhất cũng stress nặng.
Tuy nhiên, với tôi, tất cả những cái đó không quan trọng; điều quan trọng là càng có nhiều người đọc cuốn sách càng tốt.
Vì vậy, NẾU CÓ YÊU TÔI, XIN BẠN HÃY ĐỌC CUỐN SÁCH NÀY.
Các bạn có thể mua sách qua Amazon (mức giá là do Amazon đặt, tôi biết là khá cao), hoặc liên hệ trực tiếp với tác giả.
Nếu bạn là sinh viên, tôi sẽ rất vui được tặng sách cho bạn.
Nếu có anh công an, an ninh nào hỏi bạn về cuốn sách, hãy nói với họ rằng đó là sách do tôi viết, và tôi sẵn sàng trao đổi với họ trên tư cách tác giả với độc giả. Tác giả không sợ thì các bạn chẳng có gì phải ngại cả.
Cảm ơn các bạn nhiều.
"Chính trị bình dân"
Sách nhập môn về chính trị học
502 trang, khổ 23x15cm
NXB Giấy Vụn & Green Trees
Công bố ngày 22/9/2017
Mục lục:
Lời nói đầu của tác giả
Lời cảm ơn của tác giả
Hướng dẫn sử dụng sách
Phần I: Chính trị là gì?
· Chương I: Định nghĩa chính trị
· Chương II: Hoạt động chính trị
· Chương III: Về môn học “Khoa học chính trị”
Phần II: Chính quyền và nhà nước
· Chương I: Định nghĩa chính quyền
· Chương II: Tính chính danh
· Chương III: Nhà nước
Phần III: Dân chủ
· Chương I: Định nghĩa dân chủ
· Chương II: Dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện
· Chương III: Về tính đại diện
· Chương IV: Lợi ích và mặt trái của dân chủ
Phần IV: Các chủ nghĩa
· Chương I: Thế nào là một chủ nghĩa?
· Chương II: Chủ nghĩa tự do
· Chương III: Chủ nghĩa bảo tồn (bảo thủ)
o Chủ nghĩa thực dụng
· Chương IV: Chủ nghĩa xã hội và dân chủ xã hội
o Chủ nghĩa xét lại
o Dân chủ xã hội
· Chương V: Một số chủ nghĩa khác
o Chủ nghĩa phát xít
o Chủ nghĩa vô chính phủ
o Chủ nghĩa môi trường
o Tôn giáo thuần túy
o Chủ nghĩa cộng đồng
o Chủ nghĩa nữ quyền
o Chủ nghĩa dân tộc và lòng yêu nước
· Ý thức hệ có cần thiết không?
Phần V: Tương tác chính trị
· Chương I: Thay đổi xã hội:
o Cách mạng và chuyển hóa
· Chương II: Làm truyền thông: công luận, truyền thông chính trị, và tuyên truyền
· Chương III: Đảng và hệ thống đảng
· Chương IV: Bầu cử
· Chương V: Tổ chức và nhóm lợi ích
o Tổ chức phi chính phủ
· Chương VI: Xã hội dân sự
· Chương VII: Phong trào xã hội
Phần VI: Bộ máy nhà nước
· Chương I: Hiến pháp và pháp luật
· Chương II: Lập pháp
o Chức năng của quốc hội
o Lưỡng viện và một viện
o Tiến trình lập pháp
· Chương III: Hành pháp
o Nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu chính phủ
· Chương IV: Tư pháp
· Chương V: Chế độ tổng thống và chế độ đại nghị
· Chương VI: Bộ máy hành chính
· Chương
...“…quả quyết rằng Hoa Kỳ “hoàn toàn không có liên quan gì đến vụ đảo chánh” thì cũng giống như khi người gác đêm của một ngân hàng bị kẻ trộm đột nhập quả quyết sự vô tội của mình, mặc dù anh ta đã nói với một tên chuyên phá két sắt nổi tiếng, rằng bây giờ anh ta đi uống bia…”
‘…Ở đấy ít thấy được sự vui mừng sôi nổi tràn đầy như tôi đã nhìn thấy nó ở Pháp trong năm 1944 trong thời gian giải phóng…”
”...Phải học. Phải đọc. Trước hết, xin các bậc phụ huynh tìm đọc trước, rồi xin các vị khuyến khích con em mình tìm đọc. Trước tiên, chúng ta phải gỡ bỏ được những rào cản tư tưởng, phải học cho kỳ được những tư tưởng, những cách suy nghĩ đúng đắn, sau đó ta sẽ biết ta phải làm gì...”
”...Sau khi phân tích Nhân và Duyên chúng ta mới có thể đề xuất các biện pháp ngăn cản và loại bỏ thói tật ra khỏi đời sống. Nâng cao dân trí là biện pháp cơ bản, lâu dài, nó nhằm loại bỏ dần các hạt giống xấu, gieo dần các hạt giống nhân văn, khai phóng...”
“…Bây giờ sau đúng 33 năm, bộ Từ Điển Nguồn Gốc Tiếng Việt và Những Nẻo Đường Tiếng Việt (Sách kèm theo, nói về chân trời tiếng Việt qua những đường nét và sắc màu đa dạng) sẽ được ra mắt nhiều nơi trên nước Mỹ….”
“…bà cũng bày tỏ biết ơn tất cả những khổ nạn, để rồi đó: trong câm lặng, trong những cái không-đưa-ra, không-in, không-phải-là-không-còn-viết…mới thật sự khiến bà cảm thấy mình trở thành một “nhà văn” đúng nghĩa…”
”...Trước khi đăng bài nầy, chúng tôi có hỏi ý kiến của Học Giả Nguyễn Hiến Lê, thì học giả rất khen ngợi bài viết của tôi, và ông nói rằng, ‘Anh viết như thế là đúng, anh cứ viết đi, đừng ngại gì cả,’ rồi ông còn khuyên tôi rằng, ‘Muốn hiểu một vấn đề nào đó, thì anh cứ viết sách...”
‘…Thơ ông ngập tràn ý thức siêu thoát. Trong cái mạch sâu thẳm bất tận ấy, tục tĩu, dâm tục chỉ là đối tượng phù hợp nhất làm lằn ranh giữa hai bờ chân tục…’
“…vụ xử bắn bà Nguyễn Thị Năm (Cát Hanh Long)[8], Đặng Phong không thể đề cập trong nội dung chính của sách. Ông lách bằng cách đưa chúng vào mục “biên niên sự kiện”, nằm ở phụ lục cuối sách. Kiểm duyệt không đọc tới đấy, độc giả chắc cũng ít người đọc tới đấy…”
‘…Bệnh nhân lo âu vì muốn được khỏe mạnh trở lại mà cứ giao cho các lang băm săn sóc, họ đã đưa người bệnh tới thảm trạng này. Những liều thuốc vô vị không thể làm khỏi bệnh được mà phải cần một nhà giải phẫu đại tài…’
‘…Cuốn sách này có lẽ sẽ giúp cho những ai còn thờ ơ hiểu được những hình thức xâm lăng mềm, và hi vọng sẽ không rơi vào những cái "bẫy mật" được trải thảm bằng tiền…’
”...Thạch Lam cũng như Sholokhov, lấy văn chương làm khí giới như để đánh thức tỉnh lương tâm nhân loại trước những nỗi khổ đau không cùng của con người và cũng để thay đổi cái thế giới giả dối, tàn ác được thêm trong sạch và phong phú...”
“…Bằng một truyện tình bi thảm, lãng mạn tuyệt vời, Khái Hưng đã diễn tả cái thô bạo bất nhân của đấu tranh giai cấp và hận thù giai cấp. Đấu tranh giai cấp không phải là một lối thoát để giải quyết bất công xã hội mà chỉ là biểu hiện của thú tính con người để trả thù đời bằng bạo lực đê hèn…”
“…Theo trường phái nào ấy à? – hoạ sĩ trả lời – Là trường phái hiện thực một nửa. Mọi người trợn mắt. Tự cổ chí kim chưa nghe ai nói tới trường phái đó…”
‘…Bằng cuốn sách bé nhỏ này, tôi muốn chia sẻ với bạn đọc tình cảm trìu mến đối với những gì quý báu nhất trong cuộc đời, những gì bạn và tôi đều có nhưng chóng quên, ở một miền thơ ấu của mỗi chúng ta…’